Mục tiêu kinh doanh và những yếu tố cơ bản xây dựng mục tiêu

Mục tiêu kinh doanh (Business Objective), đây là những mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra và nhắm tới việc đạt được điều đó trong thời gian nhất định. Mục tiêu này được đặt ra cho toàn thể doanh nghiệp, hay các phòng ban nhỏ hơn, nhân viên, hoặc các khách hàng cụ thể.

Mục tiêu kinh doanh mang ý nghĩa bao quát, từ đó giúp doanh nghiệp có thể đi theo hướng ban đầu mình đã đặt ra và đạt được kết quả cuối cùng mà mình mong muốn.

Xây dựng mục tiêu kinh doanh là giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và lâu dài. Vậy làm thế nào giúp doanh nghiệp xây dựng mục tiêu kinh doanh hiệu quả? Và nên xây dựng theo những tiêu chí nào. Dưới đây là những yếu tố cơ bản giúp xây dựng mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp.

 

3 hướng xây dựng mục tiêu kinh doanh?

Thông thường, mục tiêu kinh doanh sẽ được xây theo 3 hướng sau:

  • Kinh tế: Đây là yếu tố ưu tiên, quyết định đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Đây là sẽ là mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp về mục tiêu đặt ra như: Doanh thu, lợi nhuận thu được sau mỗi dự án triển khai và hoàn thành.
  • Xã hội: Tăng cường thúc đẩy các hoạt động marketing, truyền thông của thương hiệu và sản phẩm trên thị trường. Ngoài ra, các hoạt động CSR, green marketing cũng cần được chú trọng hơn.
  • Sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm của của doanh nghiệp, để có thể bắt kịp xu hướng, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của người dùng hiện tại.

Những lý do doanh nghiệp nên xây dựng mục tiêu kinh doanh

Như đã nói ở phần trên, xây dựng mục tiêu kinh doanh giúp doanh nghiệp có thể hình dung và đo lường được hướng đi của chính mình. Từ đó lên được kế hoạch thực thi, chiến lược phù hợp, với từng phòng ban, cá nhân, để tiếp tục phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai.

Những lý do nên xây dựng mục tiêu kinh doanh như:

  • Mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động kinh doanh
  • Giúp gia tăng doanh số, lợi nhuận, cải thiện năng suất lao động, thị phần
  • Dẫn đầu về ngành nghề
  • Tạo ra giá trị hữu ích cho xã hội và công chúng

Ví dụ về những mục tiêu kinh doanh mà bạn có thể học hỏi

Ví dụ:

Mục tiêu kinh doanh có thể tham khảo của Vinamilk

  • Luôn hướng đến trong việc đổi mới và sáng tạo trong ngành sữa, mang tính ứng dụng cao, áp dụng vào thị trường hiện nay.
  • Luôn củng cố vị thế của mình, dẫn đầu trong ngành sữa tại Việt Nam bằng cách đánh mạnh vào phân khúc sản phẩm, tạo ra nhiều giá trị, đặc biệt nằm ở khu vực thành thị.
  • Công ty đã tạo ra nhiều giá trị tại khu vực Đông Nam Á bằng cách mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia mới, đồng thời thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống bằng cách hợp tác sâu hơn với các đối tác phân phối ở các thị trường quan trọng.

Hiện nay, thương hiệu vẫn tiếp tục theo đuổi và tạo ra các giá trị bền vững và được xác định ở 6 khía cạnh: Đặt an toàn và chất lượng sản phẩm lên hàng đầu; cam kết hướng tới mục tiêu phát triển bền vững mạnh cùng các trách nhiệm xã hội; nâng tầm phát triển kinh tế địa phương; bảo đảm quyền hạn và phúc lợi cho người lao động; giảm phát thải khí nhà kính, quản lý và xử lý chất thải, bảo đảm phúc lợi dành cho động vật.

Mục tiêu kinh doanh có thể tham khảo của KFC

Tương tự như Vinamilk, KFC cũng đã đặt ra mục tiêu và định hướng của thương hiệu mình bao gồm:

  • Đem đến cho khách hàng những món thức ăn ngon nhanh chóng, tiện lợi, Nhằm thu hút khách hàng thông thái và sành điệu, có kiến thức về giá trị dinh dưỡng đang được ưa chuộng toàn cầu. Từ đó, giúp tăng trưởng thị phần của KFC trong giới đồ ăn nhanh.
  • Tăng trưởng lợi nhuận, tăng giá trị cho các cổ đông KFC, nhanh chóng hoàn vốn và tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu và những người được nhượng quyền.
  • Tập trung tuyển dụng, tập trung vào phúc lợi và không ngại khen thưởng cho các nhân viên có khả năng đặc biệt. Cung cấp cho họ điều kiện thuận lợi để làm việc.

Những yếu tố chính khi xây dựng mục tiêu kinh doanh

Lấy tiêu chí SMART làm yếu tố chính xây dựng mục tiêu

Tính cụ thể (Specific)

Mục tiêu cần phải cụ thể và được xác định dựa trên các phương diện như: đối tượng khách hàng cần nhắm đến, khu vực địa lý, sản phẩm hoặc dịch vụ cần cải thiện, thị phần cần tăng lên, doanh số bán hàng cần đạt được, hoặc tiết kiệm chi phí sản xuất.

Kết quả cuối cùng của dự án phải được xác định rõ ràng, như tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận, tăng thị phần, hoặc giảm chi phí sản xuất. Các điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp cần phải được nắm rõ để tập trung nỗ lực vào các điểm cần cải thiện. Điều này cần được ưu tiên hàng đầu vì nó giúp định hình chiến lược dài hạn của doanh nghiệp, tăng tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh và tạo ra lợi nhuận bền vững trong tương lai.

Dễ dàng đo lường (Measurable)

Đo lường là bước cuối cùng để đánh giá kết quả của dự án và xác định liệu chúng ta đang diễn ra đúng hướng hay không, mục tiêu của dự án nên được đặt ra sao cho có thể đo lường được kết quả cuối cùng và cho phép đánh giá hiệu quả của từng cá nhân, từng phòng ban. Nếu kết quả đo lường không đạt được như kỳ vọng, cần điều chỉnh chiến lược của mình để đảm bảo thành công của dự án. Mục tiêu cần được đặt ra một cách cụ thể và có giá trị cho chiến lược dài hạn của tổ chức.

Có tính khả thi (Achievable)

Mục tiêu của doanh nghiệp cần phải khả thi và thực tế, không quá xa vời hay quá thấp, để trở thành động lực thúc đẩy mọi người phấn đấu và đạt được. Tuy nhiên, mục tiêu cần có tính đổi mới và bứt phá để tạo cơ hội cho sự phát triển và thử sức của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.

Có tính liên quan (Relevant)

Mục tiêu của doanh nghiệp cần phải kết nối chặt chẽ với chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn. Đảm bảo tính nhất quán giữa các mục tiêu và tất cả đều hướng tới một mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Đặt ra thời hạn (Time-bound)

Mục tiêu cần có định hướng thời gian cụ thể, bao gồm thời điểm bắt đầu và kết thúc, đồng thời có lộ trình chi tiết theo từng giai đoạn để đảm bảo đạt được KPI theo đúng tiến độ. Điều này rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua.

Hướng dẫn xác định mục tiêu kinh doanh

Hướng dẫn xác định mục tiêu kinh doanh dài hạn

Mục tiêu dài hạn cần được thiết lập rõ ràng và trình bày cụ thể, để là cơ sở thiết lập các mục tiêu ngắn hạn sau này. Để xác định mục tiêu kinh doanh dài hạn, cần xây dựng mục tiêu kèm theo bảng kế hoạch chi tiết cho từng công việc với khoảng thời gian cụ thể, chia nhỏ các nhiệm vụ và phân bổ nhân sự và thời gian hợp lý.

Hướng dẫn xác định mục tiêu kinh doanh trung hạn

Để xác định mục tiêu trung hạn, bạn cần xem xét các vấn đề liên quan đến tăng trưởng, lãi suất, doanh số và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xây dựng các mục tiêu khác phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn thiết lập được các mục tiêu kinh doanh thật sự khả thi và có thể đạt được trong thời gian ngắn hơn.

Hướng dẫn xác định mục tiêu kinh doanh ngắn hạn

Để thiết lập mục tiêu ngắn hạn, cần xây dựng plan rõ ràng với các mục tiêu cụ thể, chia nhỏ cho từng cá nhân hoặc bộ phận, đo lường tiến độ thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả và đưa ra các giải pháp kịp thời khi có bất kỳ vấn đề gì phát sinh.

Tạm kết

Việc thiết lập và đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nó giúp tập trung nguồn lực và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, việc xác định và đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể cũng giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao hơn. Mong bài viết này là giúp cho bạn có thể hiểu thêm về mục tiêu kinh doanh và sẽ thành công nếu áp dụng nó.

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU

Brand

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU

Brand